Robot trợ lý ứng dụng vào marketing và bán hàng như thế nào?

Kỷ nguyên công nghệ, robot đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các nhà máy sản xuất, hệ thống vận chuyển, internet vạn vật, dịch vụ thông minh và sức khỏe y tế. Trong thời gian tới, robot sẽ tiếp tục được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp, đặc biệt là trong marketing và bán hàng. 

Lợi ích của sử dụng robot trợ lý trong marketing và bán hàng

Công nghệ robot tạo sự khác biệt cho thương hiệu

Ngày nay, khi tiếp thị tương tác (interactive marketing) đang “lên ngôi”, khách hàng yêu cầu cao hơn với tiếp thị. Trước khi quyết định mua hàng, khách hàng mong muốn có được những cảm nhận cụ thể và thực tế về sản phẩm và dịch vụ thay vì chỉ nghe và nhìn thuần tuý như trước. Khi đó, robot trợ lý dần trở thành cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp khách hàng tương tác và trải nghiệm toàn diện hơn với thương hiệu. Ứng dụng công nghệ đưa thương hiệu lên một tầm cao mới. Robot trợ lý được doanh nghiệp sử dụng như là một giải pháp tối ưu nhằm nuôi dưỡng sự tương tác với người mua hàng, thu hút sự tò mò và khơi gợi hứng thú khách hàng tiềm năng.

Robot trợ lý tại PizzaHut

Thử tưởng tượng bạn bước vào một nhà hàng, thay vì nhân viên phục vụ con người, bạn được chào đón và phục vụ bởi một chú robot thông minh và ngộ nghĩnh. Một robot trợ lý với nhiều tính năng ưu việt như trò chuyện, giúp mọi người cùng kết nối qua các hoạt động tương tác chắc chắn sẽ giúp bạn xóa tan thời gian chờ đợi buồn tẻ, đem đến trải nghiệm “có một không hai” vô cùng đáng nhớ. 

Robot trợ lý chào hỏi, cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng

Robot trợ lý được sử dụng trong việc cải thiện dịch vụ khách hàng tại cửa hàng, giúp giải đáp thông tin khách hàng hoặc chỉ dẫn khách hàng đến quầy sản phẩm họ đang kiếm một cách nhanh chóng bằng cách ra lệnh bằng lời nói hoặc tương tác qua màn hình cảm ứng. Đồng thời khách hàng sẽ được phục vụ 24/7 vào bất cứ khung giờ nào mà họ cần, thông tin nhận được chính xác và thống nhất hơn bởi AI làm việc bất kể giờ giấc và tốc độ tìm kiếm thông tin nhanh hơn nhiều so với con người. 

Robot trợ lý cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng 

Bạn đã nghe nói về robot trợ lý chuyên đón khách, tư vấn cho khách về điểm du lịch, chỗ ăn uống mua sắm của địa phương? Một robot trợ lý như vậy có khả năng thu thập dữ liệu phong phú từ internet, từ nguồn dữ liệu được lập trình sẵn hay phân tích từ chính thông tin và câu hỏi của khách hàng. Từ đó, tư vấn cho khách tại khách sạn về các điểm du lịch hấp dẫn, các dịch vụ của khách sạn cũng như các lựa chọn ăn uống để khám phá trong thời gian lưu trú. Mục tiêu chính của nó là cá nhân hóa trải nghiệm cho du khách và cung cấp các thông tin có liên quan.

Robot trợ lý ở khách sạn Nhật Bản

Robot có thể nhận diện khuôn mặt và nhớ tên, đồng thời ghi nhớ sở thích và thói quen của khách hàng. Đối với khách hàng thường xuyên, robot có thể lưu ý rằng khách cần một bình nước ấm đặt trong phòng khi khách tới. Hay loại rượu vang đỏ khách đặc biệt hay dùng cho bữa tối, hoặc bất kì một món ăn ưu thích của khách. Tất cả đều sẽ sẵn sàng khi khách đến. 

Ứng dụng robot trợ lý trong marketing và bán hàng trên thế giới

Nestlé Nhật Bản thuê robot Pepper để bán máy pha cà phê của họ – Pepper, robot của công ty viễn thông Softbank có khả năng nhận biết cảm xúc, là một công cụ marketing tuyệt vời. Robot Pepper sẽ được đặt tại các điểm bán hàng của Nestlé tại các cửa hàng bách hóa lớn, nơi chúng có thể giải thích các sản phẩm và dịch vụ của Nescafé cho khách hàng, cũng như tham gia vào các cuộc trò chuyện với họ.

Robot Pepper tại Nestlé Nhật Bản

Lowe từ LoweBot là một ví dụ tuyệt vời về cách robot cải thiện dịch vụ khách hàng tại cửa hàng. Chúng giúp khách hàng tìm thấy một mặt hàng mà họ đang tìm kiếm cũng như cung cấp thông tin sản phẩm khác. Khách hàng có thể yêu cầu các sản phẩm họ cần xác định vị trí thông qua lời nói hoặc thông qua bảng cảm ứng. Thậm chí, nó cũng có khả năng thực hiện theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực.

Robot Lowe tại cửa hàng

Relay, robot phục vụ của Savioke được nhiều chuỗi khách sạn danh tiếng như Hilton, Marriott, InterContinental sử dụng. Relay không có tay chân, chỉ là thân hình trụ với phần đầu được thiết kế như hộp đựng đồ kèm màn hình cảm ứng. Nhân viên sẽ để đồ dùng mà khách yêu cầu vào ngăn đựng của Relay, nhập số phòng cần giao và “nhân viên người máy” sẽ tự di chuyển đến đúng phòng của khách, lên tiếng gọi và mở ngăn chứa cho khách nhận hàng.
​​

Robot Relay tại một khách sạn Japan’s Prince

Xem thêm: 6 khách sạn nổi tiếng với robot lễ tân/phục vụ
Robot trợ lý KATE của SITA được sử dụng ở sân bay nhằm đẩy nhanh quá trình đăng ký. Sử dụng các nguồn dữ liệu khác nhau – bao gồm thông tin về chuyến bay và luồng hành khách – KATE có thể xác định những nơi cần có thêm kiosk làm thủ tục, tự động di chuyển đến các hàng đợi sân bay để giảm thời gian xếp hàng làm thủ tục của hành khách.

Robot trợ lý tại sân bay Nhật Bản

Robot trợ lý tại Việt Nam 

Ứng dụng của robot trợ lý không hề nhỏ, song, có rất ít doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất loại robot này tại Việt Nam. Chính vì thế, Phenikaa-X đã cho ra đời robot HI-P, robot trợ lý đắc lực mang thương hiệu của Việt Nam.
HI-P là robot có chiều cao 1,6m, nặng 80kg với thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt. Robot có phần vỏ và bộ xử lý trung tâm, bộ xử lý trung tâm gồm bộ xử lý dẫn đường, bộ xử lý AI được đưa vào sử dụng, robot sẽ thực hiện bằng các chỉ dẫn mà người dùng đã đặt từ trước và hoàn toàn tự động.
Với tính năng nhận diện giọng nói, robot trợ lý HI-P có khả năng giao tiếp tự nhiên với khách hàng, trò chuyện về các chủ đề trong đời sống hàng ngày, thuyết trình về sản phẩm của doanh nghiệp. HI-P có thể nhận diện được khuôn mặt khách hàng đã đăng ký và hướng dẫn theo tour đã đặt trước. Robot còn có các tính năng tránh vật cản, tự động sạc pin, thể hiện cảm xúc của robot bằng các hành động emoji (biểu tượng cảm xúc) để tương tác với khách hàng.