Dòng xe này có nhiều chi tiết cấu thành khác nhau đảm bảo khả năng vận hành an toàn và hiệu quả. Cụ thể một số chi tiết máy bao gồm:
1. Bộ phận dò đường
Loại chạy không theo đường dẫn (Free Path Navigation): GAV là xe tự hành có tính linh hoạt cao được định vị vị trí nhờ vào cảm biến quay hồi chuyển. Những cảm biến này có nhiệm vụ xác định hướng di chuyển cho phương tiện.
Cảm biến laser cũng được sử dụng. Chúng được dùng để xác định vị trí những vật thể xung quanh trong khi di chuyển. Hoặc hệ thống định vị cục bộ phụ trách xác định tọa độ tức thời…
Nhờ đó mà xe có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong phạm vi điều khiển. Chúng có thể tự động tìm kiếm đường đi ngắn nhất nhưng chi phí chế tạo lớn với công nghệ hiện đại.
Loại chạy theo đường dẫn (Fixed Path Navigation): Những vật liệu này sử dụng để tạo nên đường dẫn bao gồm vạch màu, đường dây từ, băng từ, đường ray… Nhờ đó mà dòng xe này sẽ vận hành theo đường này đến những vị trí đã xác định trên bản đồ di chuyển.
Đây là loại có đặc điểm chung là đường đi cố định. Nếu như muốn thay đổi đường đi cần thiết lập lại hệ thống của đường dẫn. Nhưng thực tế thì công nghệ điều khiển này đơn giản hơn với chi phí thấp hơn loại chạy không theo đường dẫn. Hệ thống cảm biến sử dụng cho những loại này có thể là cảm biến từ trường, cảm biến kim loại hay cảm biến quang.
2. Cảm biến phát hiện vật cản
Để có thể đảm bảo an toàn khi tiến hành di chuyển, xe tự hành AGV cần cảm biến phát hiện những vật cản trong phạm vi di chuyển. Có nhiều loại cảm biến được ứng dụng bao gồm cảm biến laser, cảm biến siêu âm, cảm biến quang… Tùy thuộc vào cấu hình của xe nâng tự hành mà sử dụng loại cảm biến cụ thể.
Thường thì cảm biến sẽ được chia thành ba vùng làm việc khác nhau từ xa đến gần. Trường hợp vật cản nằm trong ba vùng này sẽ lần lượt thực hiện những hành động khác nhau. Bao gồm cảm báo, giảm tốc độ và dừng nhanh nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành và hàng hóa.
3. Cảm biến va chạm
Nhờ chi tiết này, xe nâng tự hành AGV sẽ dừng ngay lập tức nếu như bị tác động vào trong quá trình làm việc. Loại cảm biến này được sử dụng để hạn chế những vấn đề mất an toàn có thể xảy ra khi AGV bị một vật thể khác va chạm vào trong khi vận hành.
Xe tự hành AGV Phenikaa-X sử dụng 01 loại cảm biến tích hợp cho cả dò đường, phát hiện vật cản và va chạm nên chi phí và cấu hình AGV cũng có nhiều điểm khác biệt và được tối ưu.
4. Driver và động cơ
Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của robot tự hành AGV. Căn cứ vào tải trọng hàng hóa thực hiện mà phương tiện này sẽ được trang bị từ 1 – 2 driver và động cơ làm việc. Điều này tác động trực tiếp đến công suất, điện áp động cơ và dung lượng pin của xe AGV.
5. Thiết bị truyền nhận dữ liệu
Khi làm việc, xe sẽ truyền và nhận dữ liệu với trung tâm điều hành thông qua hệ thống thu phát sóng từ xa. Với cách này giúp nâng cao tính linh hoạt, hoạt động truyền gửi thông tin ở những vị trí trong phạm vi phủ sóng của xe tự hành AGV.
Đồng thời, người điều hành tiến hành kiểm soát được tuyến đường và tình trạng làm việc của xe. Những thiết bị này sẽ bao gồm bộ phận thu phát sóng RF hay wifi, tùy thuộc vào từng dòng máy khác nhau.
6. Pin và sạc của xe
Hiện nay, pin và sạc của xe AGV có nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn như pin Lithium, pin Lithium sắt photphat – LIFE04, ắc quy chì axit, acquy khô… Sạc cũng có nhiều loại khác nhau, quý khách hàng có thể lựa chọn kiểu sạc tự động hay sạc bằng tay tùy theo nhu cầu và đặc điểm hệ thống.
7. Bộ điều khiển trung tâm
Theo đó, bộ phận này được lập trình giúp điều khiển xe tự hành AGV chạy độc lập hoặc kết hợp với nhiều xe khác nhau. Bộ phận điều khiển cũng giúp xe chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành. Chi phí bộ điều khiển có thể tính theo từng xe tự hành AGV hoặc gộp nếu số lượng AGV lớn.
8. Bộ phận kết nối xe hàng
Đây là bộ phận có chức năng kết nối với xe hàng. Chúng có thể được cài đặt để hoạt động tự động hoặc bằng tay theo đúng yêu cầu.
9. Cảm biến vị trí
Theo đó, cảm biến vị trí này sử dụng để các định những điểm mốc. Chẳng hạn như điểm lấy hàng, trả hàng, điểm dừng, rẽ hoặc vị trí sạc pin… Bên cạnh đó, chúng còn giúp trung tâm điều khiển có thể xác định được chính xác vị trí xe ở trên bản đồ di chuyển của phương tiện.
Doanh nghiệp có thể tham khảo nhiều phương án sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như đầu đọc, thẻ từ, sử dụng chính những đoạn băng từ để xác định vị trí chính xác…
10. Giao diện người dùng
Đối với giao diện người dùng, chúng bao gồm nhiều chi tiết khác nhau đó là màn hình, đèn báo và hệ thống nút nhấn. Trong đó:
Màn hình: Thường được sử dụng trong khi cài đặt những tham số cho xe vận hành. Chi tiết này cũng hiển thị thông tin về tình trạng máy, vị trị của xe và trạng thái hoạt động cụ thể trên bản đồ di chuyển.
Nút ấn và đèn báo: Quá trình điều khiển và cài đặt màn hình giúp giảm tối đa những nút ấn và đèn báo. Chính vì thế những nút ấn và đèn báo còn bao gồm nhiều chi tiết khác nhau như nút dừng khẩn cẩn, nút xác nhận hoàn thành công việc, đèn báo trạng thái hoạt động của xe, công tắc chuyển mạch Auto/ Manual…
Kết cấu cơ khí: Bao gồm nhiều chi tiết khác nhau như khung xe, vỏ xe, bánh xe, máy gá, hay những chi tiết cấu thành khác xe nâng AGV. Đây là những chi tiết quan trọng của loại xe này quyết định đến sự chắc chắn, khả năng bám dính với mặt đường và vận hành êm ái, bền bỉ, lâu dài trong điều kiện công nghiệp khác nhau. Những chi tiết kết cấu này kết hợp với nhau để tạo nên chiếc xe hoàn chỉnh.
Nhìn chung cấu tạo của xe tự hành AGV không quá phức tạp và khá rõ ràng về bộ phận và chức năng. Tuy nhiên để sản xuất được loại AGV có khả năng hoạt động tốt thì cần phải tính toán và nghiên cứu kĩ.
Xe tự hành AGV Phenikaa-X được nghiên cứu và phát triển 100% bởi kĩ sư Việt Nam theo chất lượng quốc tế đảm bảo hoạt động vận chuyển trong kho xưởng đạt hiệu quả cao.
Website: https://www.phenikaa-x.com/
Facebook: https://www.facebook.com/phenikaa.x
Email: contact@phenikaa-x.com
Nguồn: Uniduc Robotic